Chỉnh sửa, tạo kiểu hay phun màu cho ngọc trai thực sự là điều không cần thiết để lột tả được vẻ đẹp của nó. Ngọc trai được biết đến như một loại đá giá trị trong lịch sử loài người và tượng trưng cho sự thịnh vượng và tinh tế. Trải dài chiều dài lịch sử, ngọc trai luôn là trang sức phổ biến, giành được sự ưu ái đối với tầng lớp quý tộc xưa. Cùng với những tác phẩm nổi tiếng của Botticelli “Birth of Venus”, sự thuần khiết của ngọc trai thường được minh hoạ trong tranh ảnh và sách của Vermeer. Tiêu biểu là tác phẩm “The Girl with the Pearl Earring”, hay những bức ảnh đen trắng đầy tính biểu tượng của Chanel.
1. Vẻ đẹp cổ xưa
Nhắc đến ngọc trai, ta không thể không nói về sự tinh tế nhưng lại không kém phần bí ẩn và là một trong những loại đá quý lâu đời nhất. Tất cả đều được ghi chép lại bởi bàn tay tài hoa Homer trong tác phẩm The Lliad and the Odyssey – một trong những tác phẩm từ thuở sơ khai của thế giới. Và một trong những bằng chứng khảo cổ lâu đời nhất được trưng bày tại bảo tàng Lourve: một chuỗi vòng cổ ngọc trai bao gồm 216 viên được tìm thấy trong quan tài của vị công chúa Ba Tư có từ thế kỷ thứ 4 trước công nguyên.
Một trong những viên ngọc trai đẹp và đặc sắc nhất được tìm thấy trong thời cổ đại trong một ngồi đển của nữ thần Aphrodite. Đó là một viên ngọc trai 14mm, có tuổi thọ từ thế thứ 3 trước công nguyên điểm xuyến trên một chiếc kẹp tóc. Hiện tại nó đang được trưng bày trong Bảo tàng Anh. Truyền thuyết kể rằng, Aphrodite và Venus là tượng đài nữ thần của sắc đẹp, tình yêu và được sinh ra giống như những viên ngọc trai vào thời đại La Mã và Hy Lạp.
Trong thời La Mã cổ đại, sự phổ biến của ngọc trai trùng với thời vinh quang của đế chế Tiểu Á từ giữa thế kỷ thứ 1 trước công nguyên. Theo bài viết của Pliny, sau khi giành được chiến thắng trong trận chiến Mithridatic, Tướng Pompey đã vinh quang tiến vào thủ đô khi đội một chiếc gương miện đính 33 viên ngọc trai.
Ngoài ra, Pliny còn viết rằng, Cleopatra đã từng đeo khuyên tai được làm bởi 2 viên ngọc trai. Một viên thì đã bị nghiền và nuốt trong một cá cược với hoàng đế Marcus Antonius, viên còn lại thì bị cắt làm đôi và làm thành đôi khuyên tai cho tượng thần Venus trong thành Pantheon thời La Mã. Ngoài ra, anh ta còn viết rằng những viên ngọc trai chính là lý do mà Julius Caesar xâm lăng Anh Quốc kể từ khi cuốn tiểu thuyết do chính Tacitus mô tả vẻ đẹp tuyệt sắc của nó. Và nhờ đó, trong thế kỷ đầu tiên trước công nguyên, hoàng đế La Mã đã cho ra luật rằng chỉ có tầng lớp quý tộc mới có quyền sử dụng ngọc trai làm trang sức tinh tế.
2. Thời đại của ngọc trai
Giai đoạn đầu thời Trung Cổ không phải thời gian thuận lợi cho trang sức. Châu Âu thì đang vật lộn với những cuộc xâm lược của những kẻ man rợ đồng thời với sự cứng nhắc trong giao điều của Cơ Đốc giáo. Ở Pháp, vào thế kỷ 13, tầng lớp tư sản và những phụ nữ bị cấm sử dụng trang sức. Chỉ riêng tầng lớp quý tộc mới được sử dụng. Tuy nhiên, ngọc trai đã đi qua được thời kỳ này không chỉ được sử dụng như là trang sức mà còn được dùng như những vị thuốc. Người ta cho rằng nó có thể dùng để giải độc và có thể chữa được các bệnh tim mạch và máu. Sức ảnh hưởng của nó thì còn mãi đến tận cuối thế kỷ 18 khi bác sĩ Arab tin rằng ngọc trai có thể chữa cả những bệnh về mắt, đánh trống ngực và xuất huyết.
Sự chuyển đổi từ thời Trung Cổ đến thời kỳ Phục Hưng thì từ từ chậm rãi, con người dần dần trở nên quan tâm và háo hức trước tình nghệ thuật và cái đẹp. Thời kỳ của sự khám phá những vùng đất mới đã đến, cũng nhờ đó ngọc trai có cơ hội khổng lồ phát triển tới Châu Lục mới là Châu Mỹ. Thế giới mới đã mang đến sự thay đổi cho toàn ngành thời trang. Đầu tiên phải kể tới vẻ đẹp mê hồn của ngọc trai nước mặn trị vì Tây Ban Nha, vua Ferdinand và nữ hoàng Elizabeth. Tây Ban Nha đã trở thành sứ sở của nhũng viên ngọc trai đẹp nhất La Peregrina. Có vẻ như viên đã quý đẹp đẽ ấy đã được tìm ra bởi một nô lệ Châu Phi, qua một người quản lý thuộc địa nó đã đến tay của Vua Philip. Viên ngọc trai quý La Peregrina sau khi đã ghé thăm một số nhà quý tộc ở Châu Âu, nó đã được đấu giá với mức giá là 11,8 triệu Đô la với vẻ đẹp mê đắm lòng người ấy.
Đối với ngọc trai, vua Henry là người sở hữu viên ngọc trai đẹp nhất thời đó. Ông thừa kế ngai vàng và tài sản năm 1509 và ông yêu cầu mọi thứ ông có như quần áo, mũ hay giày dép đều được trang trí với ngọc trai. Luân Đôn đã trở thành thủ đô của ngọc trai, điều mà có thể dễ dàng thấy được qua những bức vẽ của Hans Holbein. Ngọn lửa đam mê của ông cho thứ đá kỳ diệu đó cũng đã được kế thừa bởi con gái ông, nữ hoàng Elizabeth I. Hàng ngàn viên ngọc trai để làm đẹp, trang hoàng cầu kỳ qua những trang phục của bà bao gồm hàng trăm bộ váy và hàng chục bộ tóc giả.
Hơn thế nữa, bà đã sẵn lòng để lại tất cả trong đám tang của mình với mọi trang phục trang trí với ngọc trai. Cũng chính vì lẽ đó, hai vị vua nước Anh lưu ngọc trai vào danh sách trang sức dành riêng cho quý tộc. Ngọc trai đã tiếp tục tiến bước phát triển mạnh mẽ trong lịch sử thời trang, trong thời đại của Victoria và trở thành thứ trang sức đáng mong ước nhất.
Ở Châu Âu bấy giờ, ngọc trai tiếp tục đại diện cho sự thanh khiết, thường được chọn làm quà cưới. Tuy nhiên, truyền thông xa xưa nói rằng ngọc trai có thể mang đến sự xui xẻo cho cô dâu trong những sự kiện lớn. Nữ hoàng cuối cùng của nước Pháp, Eugénie de Montijo, mặc những lời ra tiếng vào của dư luận, trong ngày cưới bà vẫn quyết định đeo ngọc trai. Không chỉ một mà tận vài dây ngọc trai, và mọi người cho rằng đó chính là lý do làm cuộc sống của bà đã trở thành một thảm kịch.
Vào giữa thế kỷ 19, sau một thời gian được ưu ái trong mọi trang sức đá quý, thạch anh tím và đá Topaz đã trở lại và dần giành lấy vị trị dẫn đầu. Trong một cuộc hội thảo ở Paris, được tổ chức bởi Samuel Bing, ngọc trai lại được đem trở lại từ quá khứ, từ biểu tượng của sự cao quý đã trở thành biểu tượng của giới trung lưu. Nhờ đó nó đã thành trang sức mới, truyền cảm hứng bởi Orient với công trình tinh vi, công phu ngọc trai đã tiếp cận được tới mọi tầng lớp. Bởi vì chính điều này, người ta đã đặt tên cho nó là Art Nouveau.
Câu trả lời đã sớm được trả lời, những người tạo ra xu hướng thời trang bấy giờ như con trai của nữ hoàng Victoria, Edward, hoàng tử của xử Wales và vợ anh là Alexandea đã khẳng định ngọc trai giá trị hơn nhiều so với kim cương. Chiếc vòng cổ với nhiều vòng ngọc trai quấn quanh, như cổ áo là dành cho Alexandra. Với cô, cô chỉ muốn che được vết sẹo ở cổ nhưng với thế giới nó thậm chí đã trở thành mốt.
3. Ngọc trai nuôi cấy
Một người Nhật Bản tên là Kokichi Mikimoto đã nhận ra ngọc trai là nguồn của sự thịnh vượng, được mong cầu bởi toàn thế giới. Vì lẽ đó, trước thềm chiến tranh thế giới thứ nhất, ông đã cố tìm ra cách để tạo ra chúng. Vào năm 1916, ông với hai người bạn khác đã cố gắng để được cấp bằng sáng chế với quá trình nuôi cấy ngọc trai. Nó là một sự thứ thách lớn để mọi người mua nó với mức giá rẻ hơn. Ngọc trai mất đi giá trị truyền thống và được đánh giá thấp so với “hàng thật”.
Tuy nhiên, sau khi cuộc đại chiến kết thúc, anh để lại sự thay đổi phía sau bởi thời đại của phụ nữ hiện đại lên ngôi với những chiếc váy ngắn và những mái tóc ngắn hơn thế nữa. Và cũng chính bởi nền văn hoá ngọc trai mới đang được thịnh hành, tràng ngọc trai dài quanh cổ bởi những quý cô thời đại nhạc Jazz. Ngoài ra, sau thế chiến thứ 2, ngọc trai đã được đem trở lại trên đường phố bởi Coco Chanel. Hầu hết thì là đồ giả trong những trang phục phụ kiện.
Xem thêm: Tại sao ngọc trai là trang sức sang trọng hoàn hảo cho gen Y